QUẢN LÝ NHÂN VIÊN – GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ
Trong thời buổi ngày càng phát triển, các công ty thường đề
cao tầm quan trọng của quản lý trong công việc. Vậy
vai trò của quản lý là gì?
Người quản lý là đại diện của công ty, có trách
nhiệm dẫn dắt tất cả hoặc một mảng nào đó của doanh nghiệp để giúp công ty đạt
được mục tiêu. Họ sẽ phân bổ, hướng dẫn công việc hợp lý đến các nhân viên/ đồng
nghiệp để có thể sử dụng được nguồn lực , nguồn tài nguyên tốt nhất có thể.
Những người quản lý cần phải có kỹ năng
và kiến thức nhất định để có thể điều hành và giải quyết những rắc rối, xung đột
trong công ty. Họ cũng đồng thời là người chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp
luật.
Một
trong những điều tốt nhất mà người quản lý cần làm đó là phải nhận thức được điểm
mạnh và điểm yếu của bản thân mình trong quá trình làm việc nhóm với mọi
người. Chỉ có hiểu rõ chính bản thân mình thì người quản lý mới xác định được phương cách lãnh đạo
riêng và tìm hiểu xem liệu nó có phù hợp với nhóm mà mình đang quản lý hay
không vì đôi khi cách quản lý hiệu quả đối với nhóm này chưa chắc áp dụng được
cho các nhóm khác.
Ngoài ra, học cách thấu hiểu cũng như suy nghi của các nhân viên cũng là một
việc mà quản lý cần phải có.Tìm hiểu khả năng của từng cá nhân trong nhóm,
chú ý khơi gợi, sử dụng các điểm mạnh của từng thành viên để nhóm ngày càng
phát triển mạnh hơn và làm việc nhóm hiệu quả hơn . Nói đơn giản, bạn càng
thấu hiểu các thành viên trong nhóm bao nhiêu thì hiệu quả làm việc càng cao
bởi vì bạn biết phân bổ chính xác khả năng của từng cá nhân cho những nhiệm vụ
đặc biệt.
NGƯỜI QUẢN LÝ TÀI NĂNG
Một quản lý tài năng sẽ
biết cách điều phối công việc cho từng cá nhân nhân viên hoặc nhóm. Họ cần có
khả năng kết nối mọi người trong team lại với nhau. Để thực hiện được khả năng
này thì người quản lý cần có vốn hiểu biết nhất định về tinh cách và khả năng của
các nhân viên.
Cách tốt nhất và hữu hiệu
nhất để hiểu được các thành viên khác là kĩ năng lắng nghe và quan sát. Học
cách sử dụng các bộ công cụ nhận diện tinh cách hành vi để có thể chọn lọc điều
phối công việc.
Trau dồi và nâng cao các
kĩ năng thường xuyên là việc một quản lý luôn luôn làm. Nâng cao kiến thức của
bản thân để đào tạo cho nhân viên, giúp họ phát huy khả năng bản thân, thúc đẩy
tinh thần làm việc một cách tự nguyện.
Hơn nữa,một quản lý tài
năng sẽ có khả năng tạo năng lượng , niềm tin , động lực cho nhân viên và có khả
năng cộng tác với các quản lý khác.
5 TIPS GIỮ CHÂN NHÂN
VIÊN GIỎI
Mỗi nhà quản lý lại tương tác với nhân viên của họ theo nhiều
cách khác nhau. Vì vậy cách các nhà lãnh đạo quản lý nhân viên cũng có nhiều ảnh
hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ.
Nắm rõ năng lực nhân viên :
Mỗi nhân viên đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chính vì vậy
người quản lý cần biết cân nhắc và cẩn trọng khi sắp xếp đội ngũ nhân viên của
mình vào từng vị trí nhất định.Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu xem họ đã học
được những gì, quá trình tích lũy kinh nghiệm của họ ra sao và sở trường của
họ.
Định hướng được
công việc và phát triển cho nhân viên :
Định hướng và phát triển cho nhân viên
có ý nghĩa quan trọng vì nó là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ nhân viên. Điều đó cho họ nhìn thấy được những tiến bộ chuyên nghiệp của
mình trong từng giai đoạn, có định hướng rõ ràng trên lộ trình thăng tiến của
mình. Định hướng cho nhân viên tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của nhân
viên đối với môi trường làm việc đồng thời tạo nên thái độ làm việc tích cực
thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ.
Lắng nghe ý kiến
của nhân viên :
Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên không chỉ
giúp họ cải thiện hiệu suất làm việc, hạn chế những xung đột nội bộ không đáng
có mà còn gia tăng sự gắn kết của nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng công
việc.
Tạo động lực :
Người quản lý cần nắm được những nhu cầu thiết yếu của nhân viên để
giúp họ có tinh thần thoải mái trong công việc.Nên chú trọng
đến việc tạo động lực cho nhân viên. Đó chính là việc thôi thúc, nắm bắt tâm tư
tình cảm, khơi dậy những mong muốn của họ để cho họ thấy rằng khi họ cố gắng
làm việc thì họ sẽ đạt được những mong muốn của mình. Hãy nhớ luôn khen ngợi nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc của
mình. Khi đó, các nhân viên sẽ thấy rằng bạn đang trân trọng và công nhận những
nỗ lực mà họ đã bỏ ra, từ đó cố gắng cống hiến và hoàn thành tốt công việc hơn
nữa.
Quyền phát biểu quản điểm , góp
ý :
Biết lắng nghe quan điểm của mọi người
khiến bạn nhận được sự góp ý của các nhân viên để từ đó có những cải
thiện cho công việc trở nên tốt hơn.