THỰC TRẠNG MASTER TRAINER TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG MASTER TRAINER TẠI VIỆT NAM
Ngành
mi tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây đang phát triển nhanh và rất mạnh
mẽ, thế nhưng lại đang phải đối mặt với tình trạng giảng viên nhiều hơn học viên. Khi mà
người người cứ hễ đi học 1 -2 khóa có tên gọi ”master” là có thể trở thành master.
Trầm
trọng hơn nữa đó là đào tạo master trainer ( giảng viên giảng dạy bộ môn nối mi
) một cách vô tội vạ . Chỉ cần vài triệu học trong 1 -2 ngày là đã có thể thành giảng viên giảng dạy nối
mi .
Không
thể trách được sự cạnh tranh khốc liệt ngoài kia , nhưng hành động đó đang làm
suy thoái ngành mi trong nước một cách trầm trọng.
Bởi
ai ai cũng đều nghĩ rằng để trở thành 1 giảng viên dạy mi là chỉ cần đăng kí 1
khóa có tên là Master hoặc đào tạo Master trong vài ngày rồi cầm tấm bằng về là
có thể treo lên đi dạy và tự phong cho mình cái chức danh giảng viên đào tạo.
Để học
lên master tại các ngành nghề trên xã hội đều cần phải trải qua ít nhất 2-3 năm
đại học và tiếp theo là 1-2 năm chuyên sâu .Tổng cộng lên tới 4-5 năm mới có thể
nhận tấm bằng master về tay .
Nghe
có thể như là sự so sánh khập kễnh khi ngành mi có cái gì phải học cao siêu về lý
thuyết quá nhiều ngoài những kĩ thuật , những kiểu dáng mới đâu !?
HOÀN
TOÀN SAI !
Để
trở thành 1 Master Lash Artist bạn cần ít nhất có từ 2-3 năm kinh nghiệm trở lên . Bắt
đầu từ những khóa học lý thuyết cơ bản , lý thuyết chuyên sâu rồi thời gian làm việc
trên khách hàng . Thời gian nghiên cứu tìm hiểu – sáng tạo những cái mới. Thông tin về
các thành phần , chất liệu trong sản phẩm nối mi . Rất nhiều lý thuyết cũng như
thông tin cần phải được tìm hiểu học hỏi.
Không
thể phủ nhận 1 phần các bạn trong ngành thật sự là Master chính nghĩa , các bạn
bỏ thời gian học tập , luyện tập , nghiên cứu, sáng tạo , có kiến thức cơ bản
và chuyên sâu chắc chắn , hiểu rộng về ngành mi , kĩ thuật tay nghề tốt.Làm việc theo đúng nghĩa 1
Master .
Ngoài phần kiến thức, tay nghề chuyên môn về ngành
mi thì còn cả một phần lớn kiến thức về kĩ năng cơ bản và kĩ năng xã hội .
Vậy
bao nhiêu nơi đào tạo giảng viên tại Việt Nam có phần nội dung về đào tạo kĩ
năng trong bài giảng của mình . Con số này chỉ đếm được trên đầu ngón tay , khi
bạn đăng kí tại những nơi đào tạo uy tín có thương hiệu nhiều năm giảng dạy ,
có công nghệ , sản phẩm chuyển giao , thực nghiệm .
Một
điều dễ hiểu nữa là học phí cho khóa học này không hề rẻ. Bởi họ đang đào tạo ,
chuyển giao công nghệ , cũng giống như đưa bản quyền chất xám của họ nhân rộng
ra cho mọi người.
Nếu
bạn nhìn vào các hãng mi lớn có thương hiệu và uy tín . Họ không đào tạo Master
Trainer một cách vô tội vạ. Họ chỉ đào tạo giảng viên cho cơ sở của họ
, một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Tại
sao ? Vì họ hiểu rằng nếu họ đào tạo hàng loạt thì họ chỉ đang đào tạo ra những đối thủ cạnh
tranh, cũng như nếu không được sàng lọc thì sẽ chỉ nhận được 1 loạt đầu vào
không tốt mà thôi.
Rồi
nếu nhóm đầu vào không tốt thì các bạn có thể hình dung được nhóm đầu ra thế
nào rồi chứ. Nó giống như bức tranh hiện tại bây giờ mọi người nhìn thấy trong
ngành mi tại Việt Nam vậy.
Các bạn ạ
, hãy cùng nhau giúp cho ngành mi cũng như ngành beauty của Việt Nam tạo ra một
cộng đồng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.